Anh em lưu ý, đọc chữ trước khi xem ảnh!

Đầu tiên nói về các công cụ trước đã

Các nhà phát triển công cụ SEO nói chung thường xuất phát từ những yếu tố mà họ coi là quan trọng rồi sau đó tạo ra một cái tool thông kê các số liệu từ các yếu tố đó.
Ví dụ thế này:

Và Google cũng có 2 công cụ dành cho Webmaster (hay mình hiểu là SEOer đi) là: Google Search Console và Google Analytics. Các số liệu trong 2 công cụ này, với Google, họ coi là quan trọng.

Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như nhiều người thích ngồi soi công cụ khác hơn là xem 2 công cụ miễn phí của Google thì tôi có thể kể đến 3 lý do:

Kiểu (1) thì là newbie, kiểu (2) là chiếu mới, còn kiểu (3) là chiếu nhàu rồi. Tôi thì thuộc loại chiếu mới nhàu, nên trước khi một dự án triển khai thì có dùng đến các công cụ ngoài để tham khảo và có góc nhìn tổng quan hơn. Còn khi dự án đang chạy rồi thì chỉ ngồi xem Google Search Console và Google Analytics thôi.

Nếu chỉ sử dụng 2 công cụ của Google thì tôi chia dự án SEO thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Tối ưu hiển thị

Số lượng hiển thị là số lần mà một webpage được hiển thị trên SERP khi người dùng thực hiện truy vấn. Vì vậy, khi nói tối ưu hiển thị sẽ bao gồm 2 giai đoạn nhỏ: tối ưu hiển thị cho bài một webpage cụ thể và tối ưu hiển thị cho từng từ khóa cụ thể.

1.1 Tối ưu hiển thị cho webpage

Số lượng hiển thị của một webpage bằng tổng số lượng hiển thị của từng truy vấn hiển thị với webpage đó. Vì vậy, giai đoạn này là làm cho bài viết lên TOP với nhiều từ khóa, hay nói nôm na là SEO 10 – 100 – 1000 từ khóa cho một bài viết.

Chính xác bao nhiêu từ khóa SEO cho một webpage thì không có số liệu chung nào cả, mà câu trả lời là còn tùy webpage đó là gì. Nhưng đặc điểm chung là các từ khóa phải cùng Intent với nhau. Miễn là danh sách từ khóa cùng intent thì đều có thể SEO cho 1 webpage được.

Lúc này sẽ lại có 2 trường hợp:

1.2 Tối ưu hiển thị của từ khóa

Sau giai đoạn 1.1 thì mới xong việc SEO bao nhiêu từ khóa lên TOP với một webpage cụ thể. Lúc này nếu xuất tất cả từ khóa của webpage đó ra, đưa vào công cụ check volume sẽ thấy: tổng hiển thị của từ khóa không bằng tổng volume.

Điều này có thể giải thích bằng 2 lý do:

Ví dụ tôi SEO từ khóa “đồng hồ tissot” có volume 10,000/tháng. Khi từ khóa này đang ở trang 3 (21- 30), nó có thể là 1000 hiển thị/tháng. Khi nó ở trang 2 (11 – 20) nó có thể là 3000 hiển thị/tháng. Do vị trí trung bình không cố định, khi vị trí trung bình ở trang 3 thì cũng có lúc từ khóa nó nhảy lên trang 1, nhưng cũng có lúc lại xuống trang 5

Khi vị trí trung từ khóa ở trang 2 thì có thể lúc ở trang 1, lúc ở trang 2, trang 3.

Bằng kinh nghiệm cá nhân mà tôi quan sát thấy thì các từ khóa có vị trí trung bình nhỏ hơn 5 sẽ có hiển thị same same với volume (không tính đến biến động của thị trường). Vì khi vị trí trung bình từ khóa nhỏ hơn 5, thứ hạng từ khóa vẫn dancing, nhưng dancing trong trang 1 là chủ yếu, tức là lúc thì ở TOP 3, lúc lại ở TOP 5 – 10.

Lúc này, hiển thị của từ khóa đã đạt cực đại. Tức là đang ở TOP 5 mà cố SEO nữa lên TOP 3, TOP 1 thì tổng hiện thị nó vẫn là thế thôi, 10,000/tháng là 10,000/tháng.

Nhưng mà chẳng ai dừng lại ^^
Vì hiển thị bằng nhau, CTR của thằng nào tốt hơn thì sẽ có nhiều traffic hơn

Giai đoạn 2: Tối ưu nhấp chuột

Sau giai đoạn (1) bạn sẽ có một list từ khóa đang lên TOP ở trang 1 rồi. Mà một bài lên TOP sẽ có những từ khóa chính, từ khóa phụ với volume khác nhau, thậm chí chênh lệch lớn. Tôi ví dụ như này cho dễ:
– Từ khóa chính: đồng hồ tissot có 10,000 hiển thị/tháng
– Từ khóa phụ: đồng hồ tissot chính hãng có 1000 hiển thị/tháng

Giả sử webpage dong-ho-tissot chỉ lên TOP với 2 từ khóa này và cùng ở TOP 5. CTR là 10% thì traffic tương đương là 1,100 traffic/tháng.

Nếu CTR tăng lên 15% thì traffic là 1,650/tháng. Nhưng mà có cái này thú vị này:
– CTR từ khóa phụ tăng từ 10% -> 15% tương đương với traffic tăng từ 100 -> 150. Chênh lệch 50
– CTR từ khóa chính tăng từ 10 -> 15% tương đương với traffic tăng từ 1000 -> 1500. Chênh lệch 500.

Vậy nên khi tối ưu CTR cần chú ý tối ưu CTR của từng từ khóa cụ thể, không nhìn tổng thể CTR của webpage. Vì cả đống từ khóa phụ CTR lên 80% mà CTR của từ khóa chính (volume lớn) có 5% thì nó cũng sẽ kéo các chỉ số CTR của webpage lên 30 – 40%.

Lúc này nếu chỉ nhìn vào con số CTR của webpage là 30 – 40% thì rất dễ bị đánh lừa. CTR cao mà traffic lại thấp vì toàn CTR của từ khóa volume thấp.

Như ví dụ trên, thà kéo CTR của từ khóa chính “đồng hồ tissot” lên 30% thì đã có thêm 3000 traffic/tháng. Mất công tối ưu CTR của từ khóa phụ để rồi nhận lại lèo tèo mấy chục traffic cũng không đáng.

Từ kinh nghiệm của ban thân, tôi cũng đánh giá khi từ khóa chính (high – volume) lên TOP thì nó cũng kéo theo các từ khóa phụ volume thấp lên thôi. Ở giai đoạn 1 thì còn SEO từ khóa phụ trước, từ khóa chính sau. Chứ giai đoạn này thì tối ưu CTR từ khóa chính trước, rồi từ khóa phụ sau.

Giai đoạn 3: Tối ưu chuyển đổi

Chúng mình cần phải thừa nhận với nhau là CTR cực đại là 100% thực tế không thể xảy ra với một webpage. Vì vậy, khi CTR đạt đến một mức X% nào đó thì mình cần phải chấp nhận mình mất (100-X)% traffic.

X là bao nhiêu, tùy mỗi người.

Lúc này thì việc hơn thua nhau về hiệu quả SEO nó chính là hiệu quả của chuyển đổi. Giờ thì không xem Google Search Console nữa mà cần phải xem Google Analytics. Thậm chí, kết hợp cùng với các công cụ ngoài: quay màn hình, highlight điểm di chuột .v.v để từ đó ra được con số % chuyển đổi tối ưu nhất.

Việc này thuần về Content, vai trò của người SEO có thể thấp đi. Nếu làm dịch vụ SEO, làm xong giai đoạn 2 là có thể bàn giao rồi. Nếu làm tiếp, xin cái deal ăn chia :v

Kết luận,
Thực sự thì việc này tôi làm hàng ngày nhưng mà viết ra thì khó quá, hy vọng ae đọc hết. Tôi vẽ cái ảnh này thay lời tổng kết lại nội dung bài viết

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments