Bản thân mình cũng từng sử dụng content copy, content unique hay content mix giữa copy và unique. Có bài cả 1000 chữ chỉ thuê có 50k, nhưng có bài 1000 chữ thì phải thuê 500k. Thôi thì có vài quan điểm thế này, đúc rút từ các dự án mình đã làm trong thời gian trước đây là dịch vụ. Nó không phải kết luận, nó là một góc nhìn

I. Những nội dung “được” copy

1. Thông tin kỹ thuật của một sản phẩm cụ thể

Đối với các doanh nghiệp phân phối sản phẩm, tức là mua từ chính hãng rồi bán lại thì chắc chắn một sản phẩm cụ thể sẽ có thống số kỹ thuật giống nhau.

Ví dụ:

Google nhận diện được các trang official của Apple và Canon. Vì vậy nó biết thông tin về một mã sản phẩm nào trên trang official sẽ là chính xác. Các nhà phân phối lại sản phẩm không cần “viết unique” cái nội dung này lại làm gì cả

2. Các từ khóa định nghĩa

Các truy vấn về định nghĩa. Ví dụ như:

Đây là các định nghĩa mà Google có thể nhận diện được đúng/sai. Vì có quá nhiều nội dung kiểu như này trên Internet rồi. Đặc điểm của các truy vấn kiểu định nghĩa là kết quả trả về thường có TOP 0 (Quick Answer) hoặc Hummingbird hoặc Bảng tri thức

3. Các sự thật hiển nhiên

Đây là phần khá mông lung. Vì định nghĩa cái gì là hiển nhiên là do mỗi người. Nhưng thường thì những gì được coi là hiển nhiên nó sẽ liên quan đến địa lý, vật lý và lịch sử. Ví dụ:

Những thông tin này không bịa ra được. Copy mà dẫn nguồn cho nhanh thôi

4. Những thông tin được xác thực

Ngoài những sự thật hiển nhiên, vẫn còn những chuyên ngành khác mà dữ liệu của Google đủ lớn khiến cho AI học. Nói cách khác, những nội dung này nếu bạn cố tình nói sai AI sẽ biết bạn nói sai. Ví dụ:

Những nội dung “có thể” copy như này thường sẽ trả lời cho một câu hỏi cụ thể theo 5W.

Còn một dạng câu hỏi nữa là How. “Như thế nào” là một dạng câu hỏi dẫn đến có nhiều câu trả lời, kể cả trả lời giống nhau thì cũng có nhiều cách diễn đạt khác nhau nên mình không xếp “How” vào những nội dung có thể copy.
Trong phần (4): “cách cài đặt analytics cho website” là một dạng câu hỏi “How”. Mặc dù Google có hướng dẫn cài đặt Analytics nhưng thực tế không cần làm đúng step by step như thế. Cài đặt thế nào chả được miễn là cài đặt thành công.

4 trường hợp trên mình nghiệm lại từ trải nghiệm thôi, thực tế chắc nó sẽ còn có trường hợp 5-6-7 nào đó mà mình chưa gặp phải

II. Xử lý thế nào với nội dung copy

Thực tế:

1. Tại sao các nội dung giống nhau Google vẫn Index và xếp hạng cao cho các nội dung này?

Câu trả lời là: Vì giá trị nội dung không chỉ nằm trong con chữ. Mà giá trị nội dung ở đây còn là hành vi của người dùng sau khi tiếp cận thông tin.

Thật vậy, vì người tìm IELTS là cũng muốn học tiếng anh rồi. Họ tìm “IELTS là gì” không chỉ là tìm định nghĩa mà họ còn manh nha có mong muốn học thi IELTS. Ẩn sau việc đọc thông tin là một hành vi. Vì vậy, một website được xếp hạng với từ khóa “ielts là gì” còn là một trung tâm luyện thi IELTS đáng tin cậy mà Google muốn đưa đến người dùng.

Tương tự, với iphone 12 thì những kết quả đang on top cũng là những cửa hàng uy tín mà người dùng có thể mua hàng tại đó (theo Google nhận định là thế)

Đối với những ngành được xếp vào YMYL thì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cảm xúc và tài chính. Nội dung trên TOP không chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin mà nó sẽ khiến cho người dùng làm theo những câu chữ hướng dẫn. Mà làm theo gây ra tử vong thì không ai muốn cả. Nên Google siết chặt E.A.T với ngành YMYL trước rồi mới đến các Catelogy khác (lại trích lời anh Toản)

2. Tóm lại là xử lý thế nào với nội dung Copy

Dông dài cuối cùng cũng vào phần chính. Cái này là theo kinh nghiệm bản thân thôi, đã và đang làm từ 2014 đến nay, qua mấy mùa bão mà chưa bao giờ bị phạt vì copy.

Bước 1: Xác định từ khóa truy vấn có phải nội dung như phần (I) hay không: 4 trường hợp và 5 câu hỏi bắt đầu bằng W

Bước 2: Nếu nó thuộc trường hợp “có thể copy” thì copy. Không cố gắng viết khác đi, không cố gắng spin. Nếu là bảng biểu thì có thể sắp xếp lại thứ nguyên và số liệu cho nó đẹp mắt hơn. Nếu thay đổi mà xấu hơn thì lại quay về copy. Nếu ảnh mô phỏng mà xấu quá thì vẽ lại ảnh. Vẽ lại ảnh mà xấu hơn thì lại copy

Bước 3: Viết những thứ có lợi cho hành vi của khách hàng. Viết ra thêm nội dung nhấn mạnh cho điểm khác biệt của thương hiệu và lợi ích của thương hiệu với khác hàng. Cho Google nó đọc thấy khác bọn kia. Cụ thể:

Ngoài cái nội dung viết trong bài viết thì sidebar, header hay footer cũng tính là nội dung của toàn trang. Bạn treo banner ở Sidebar hoặc đưa USP của thương hiệu lên Header hoặc đặt cái gì ở dưới footer cũng được. Vì hành vi của khách hàng có thể bắt đầu từ 3 vị trí đấy.

Những gì viết trong bước 3 này nó chính là nội dung thực sự Unique. Nó có thể chiếm bao nhiêu phần trăm thì mình đéo biết, nhưng nó không thể là 0% được!

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments