Từ khi Google cập nhật về Entity, điều đó càng cho thấy Content không phải là King nữa. Tưởng tượng bạn bắt một bác sĩ ngồi viết 50 bài về chuyên môn thật là vcl, nhưng nếu không Entity Verify, không ai biết đấy là ai thì cũng không lên TOP được.
YMYL là các ngành sản phẩm/dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến: sức khỏe, tài chính, pháp lý. Vì vậy, Google cần phải có “trách nhiệm” đưa các website, tổ chức uy tín lên trang 1 khi người dùng thực hiện các truy vấn liên quan. Các hành vi thực hiện sau khi đọc bài viết có thể gây nguy hại cho người dùng thì cần được xem xét kỹ rồi mới xếp hạng.
Còn các trang không phải YMYL thì nó chỉ là bán sản phẩm/dịch vụ bình thường thôi. Ví dụ bạn bán cái mũ lưỡi chai, bán ốp điện thoại, đồng hồ..ai mua thì mua, không mua thì thôi. Nếu nó có là sản phẩm/dịch vụ không tốt thì nó cũng không gây nguy hại đến đến sức khỏe dẫn đến tử vong cho người dùng.
Cách giải quyết cho vấn đề này, Google cũng nói luôn là E-A-T:
Entity Verify là một tổ hợp các thao tác chứng minh Website, Content và thương hiệu có chuyên môn, có thẩm quyền và đáng tin cậy
Có 2 Entity cần phải Verify là Personal & Business. Personal là người tạo ra nội dung cần phải có chuyên môn, Business là người xuất bản nội dung cần có thẩm quyền. Và giữa một rừng Business thì Brand của bạn đáng tin cậy thì được xếp hạng cao.
Sau đây là chi tiết các thực hiện Verify cho từng Entity
Các thao tác sau đây sẽ chứng minh một Author là thật, không phải ma:
Lưu ý: Trên tất cả các tài nguyên này đều phải đồng nhất các dữ liệu:
Nói nôm na nếu một ngày tôi lên báo về chủ đề SEO, có kèm ảnh, mà bạn nhìn phát biết ngay tôi là người dùng Facebook: https://www.facebook.com/nithana228 thì có nghĩa tôi đã được xác thực là một thực thể tồn tại thật, với một chuyên môn nhất định, là người thật chứ không phải ma.
Nói chung là tất cả các trang nói về thông tin doanh nghiệp. Bạn có cái gì thì bạn phải nói, doanh nghiệp có 2 người thì thôi khỏi bản tin nội bộ cũng được. Mục đích là để người dùng và Google xác định được đây là một thực thể thật sự, không phải doanh nghiệp ma. Có thể người dùng chẳng đọc được hết những trang này đâu, nhưng chỉ cần nó xuất hiện là đã tạo thiện cảm về sự chuyên nghiệp rồi.
Lưu ý: Những trang này cần phải được show ở vị trí mà người dùng có thể vào được.
Cần phải có. Nếu doanh nghiệp có nhiều địa điểm thì cần có nhiều Google My Business. Thông tin trên Google My Business cần được rõ ràng:
Lưu ý: Cập nhật vào mỗi dịp lễ tết. Thường thì đến một dịp nào đó, Google sẽ mail hỏi là dịp lễ này chúng mày có làm việc không, nếu nghỉ thì cập nhật vào GMB. Nói chung mình cũng cứ cập nhật đi, không vì Google thì vì người dùng
Social là một dạng tài nguyên trên Internet. Khách hàng ở đâu thì doanh nghiệp xuất hiện ở đấy, điều này bình thường. Vì vậy, Social Verify là thao tác làm cho Google hiểu rằng Website, Fanpage, kênh Youtube, Instagram này là cùng 1 chủ, của cùng 1 thương hiệu.
Các bước thức hiện:
Còn một việc nữa là stacking qua lại giữa các social với nhau. Việc này có 2 mục đích:
Bằng chứng là có những brand rất lớn, họ có Fanpage, Website từ trước khi Google nói về Entity. Họ không stacking giữa các tài nguyên này lại với nhau, nhưng khi search Google brandname của họ thì Website, Fanpage, Youtube vẫn lên TOP cùng nhau bình thường
Sự nhắc đến thương hiệu hay độ phổ biến của thương hiệu. Đây không phải một tín hiệu không rõ ràng, vì Google có hẳn công cụ Google Alerts để thông báo cho bạn biết thương hiệu của bạn đang được nhắc đến ở đâu.
Tôi cũng dùng Google Alerts để xem có ai nhắc đến nithana không mà không ai nhắc đến cả
Mention thể hiện sự nổi tiếng của thương hiệu. Tức là độ phủ thương hiệu càng nhiều thì thương hiệu đó càng nổi tiếng. Như kiểu bạn dán tờ rơi khắp các bức tường, cột điện, gốc cây thì ai đi ngoài đường đều nhìn thấy brand của bạn vậy. Tuy nhiên nổi tiếng không đồng nghĩa với uy tín, thà làm vài ba tấm biển quảng cáo ngoài trời to đùng thì nó trông còn uy tín, đáng tin cậy hơi hàng nghìn tờ rơi A4
Bao gồm:
“Sự nhắc đến” này có gắn link thì tốt hơn là không gắn link.
Lưu ý: Một lần nữa giống như Personal Verify, Business Verify cũng cần phải nhất quán các thông tin. Từ tên doanh nghiệp, cách viết hoa, cách viết tắt. Logo cần chính xác đến từng mã màu. Tagline, Slogan, Content style giống nhau và nhất quán
Giả sử có thằng nó chửi Business của bạn thì Mention xuất hiện liên tục, có vẻ là tín hiệu thương hiệu nhiều đấy, không biết Google có biết nó đang nói xấu hay nói tốt không, nhưng bạn cũng nên kiểm soát cái này.
Đối với Personal (Author), Social và Google My Business cần được khai báo trong dữ liệu cấu trúc. Đây là thao tác rút ngắn thời gian Verify cho các Entity. Nếu không khai báo thì Google sẽ phải tự tìm kiếm trên Internet xem Business của bạn còn các tài nguyên nào, tìm thấy rồi nó mới xác thực. Nếu bạn khai báo, nó không phải tìm, nó chỉ việc xem xét về độ nhất quán rồi sau đó xác thực.
Cái này khó vì mình có chọc được vào dữ liệu của Google đâu mà kết luận được. Có kiểm tra thì chỉ kiểm tra được xem Entity của mình đã Verify hay chưa. Còn sau khi Verify, Brand có được xếp hạng cao hay không là phụ thuộc vào mức độ uy tín so với các Brand khác.
Đối với Personal Verify: Search tên của personal đó trên Google, nếu kết quả trả về 10/10 kết quả là tài nguyên của mình thì Personal đã được Verify lắm rồi. Thường thì để được 10/10 thì mình phải làm ít nhất là 20, chứ làm 10 lên cả 10 là rất khó.
Đối với Business Verify: Search brandname trên Google. Một vài dấu hiệu sau thể hiện Business đã được Verify:
Nếu điều này xuất hiện thì Personal và Business của bạn được Verify cực mạnh, đó là khi bạn search tên Personal thì phần “Tìm kiếm liên quan” ở chân trang 1 xuất hiện cả tên Business và từ khóa ngành/chuyên môn của bạn. Và ngược lại, search brandname ra cả tên Personal cũng là một dấu hiệu được verify vcl
Tóm lại,
Entity Verify, là thao tác xác thực thực thể trên Internet. Các thực thể bao gồm Personal & Business. Entity Verify có ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng, đó là điều chắc chắn.
Khi có 50 đối thủ đã được Verify, chắc chắn bạn nằm trong TOP 51.
Khi có 5/50 đối thủ Verify, maybe bạn trong TOP 10 hoặc TOP 20. Ở đây nói 5/50 có nghĩa là Brand được Verify nhá, chứ không phải cứ thấy có Social Stacking là Entity Verify đâu. Người ta xuất hiện trên internet lâu rồi thì Google nó cũng tự xác thực được các tài nguyên đi cùng Website là gì
Sau khi Entity Verify, các thao tác SEO khác vẫn không có gì thay đổi.
Vẫn là Content tốt, vẫn là web mượt, traffic, backlink và cầu nguyện!