Người dùng thì đọc, Google thì đếm (câu này của anh Duy Nguyễn). Hay có thể hiểu nôm na ngôn ngữ máy giống như một ngoại ngữ vậy, máy sẽ dịch từ tiếng Việt sang ngôn ngữ máy để nó đọc hiểu.

Nếu mà ai hay dùng Google Translate để dịch một vài đoạn văn ngắn thì sẽ gặp trường hợp như thế này: Nếu đưa cả đoạn tiếng Việt vào để Google dịch thì kiểu gì cũng sai, đoạn văn tiếng Anh không dùng được. Nhưng nếu ai biết một chút về tiếng anh kết hợp một số mẹo thì đưa đoạn văn tiếng Việt vào Google dịch có thể tạo ra một đoạn văn tiếng Anh dùng được ngay.

Tương tự thế với một bài viết SEO, viết tiếng Việt hay là một chuyện, hiểu về ngôn ngữ máy để thuận tiện cho cỗ máy đếm thì sẽ là một lợi thế rất lớn.

I. Google đếm thông tin chứ không đếm chữ

Chắc sẽ không còn phải nói về độ dài của một bài viết nữa, vì chủ đề này được tranh luận rất nhiều rồi. Kết luận là: dài ngắn không quan trọng, quá ngắn so với đối thủ thì mới sợ chứ phần lớn trường hợp có thể nói là dài ngắn không quan trọng.

Một bài viết sẽ được cấu thành từ những câu văn. Các câu văn được tạo thành từ những con chữ. Sẽ luôn phân loại được 2 loại câu văn như sau là Câu văn ngữ cảnh và Câu văn có thông tin. Có thể nhận biết câu văn có thông tin là khi xóa câu văn đó đi thì cả đoạn văn hoặc cả bài viết bị ảnh hưởng, còn xóa câu văn ngữ cảnh đi thì bài viết không bị ảnh hưởng nhiều.

Ví dụ:

Hai loại câu văn này đều có nhiệm vụ quan trọng của riêng nó mà không thể nói là câu văn nào có giá trị hơn được. Một bài viết có quá nhiều câu văn có thông tin thì sẽ là một bài viết khô khan. Một bài viết có quá nhiều câu văn ngữ cảnh thì sẽ là một bài viết rườm rà.

Ai hay đọc bản tin SEO hàng tuần mà anh Toản hay post sẽ thấy đó là một ví dụ về một bài viết toàn câu văn có thông tin. Nhưng mà được cái anh Toản hay chơi chữ tý nên đọc không bị khô hehe

II. Đếm thông tin từ đối thủ

SEOer hay Writer thì hay gọi là tham khảo bài viết từ đối thủ, nhưng mà trong khuôn khổ bài viết này thì mình gọi là đếm thông tin từ đối thủ đi. Phần trên tôi đã phân biệt câu văn ngữ cảnh và câu văn có thông tin rồi, thì phần này mình cứ thế mà đếm tất cả các loại thông tin của đối thủ và tham khảo nó thôi

Vậy thì đâu là vị trí mà thông tin thường xuất hiện?

Đầu tiên phải kể đến Heading, nếu mà đối thủ đặt Heading chuẩn thì sơ đồ heading nó như mục lục quyển sách vậy, rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gặp được bài viết được đặt Heading chuẩn mực. Vì vậy bên cạnh đếm thông tin trong Heading, việc đếm thông tin trong nội dung là việc cần thiết.

Trong nội dung, từng đoạn văn, câu văn thì những những câu văn chứa con số thống kê và câu văn chứa thuật ngữ chuyên ngành chắc chắn sẽ chứa thông tin. Bên cạnh đó, lại nếu, nếu đối thủ bôi đậm và in nghiêng từ ngữ tinh tế thì đây cũng là một nguồn để tham khảo.

Ngoài ra, bên cạnh main content thì còn có Header, Footer và Sidebar. Thường thì các vị trí này là thông tin doanh nghiệp hoặc CTA. Nếu mà đối thủ có gì hay ho hơn thế, ví dụ như quà tặng, ví dụ như thẻ giảm giá, thì cũng là một cái mình cần tham khảo và cho thêm vào bài viết.

Tóm lại, khi đọc nội dung từ đối thủ thì sẽ có các vị trí này cần đặc biệt lưu tâm khi đếm thông tin:

III. Đếm các Media khác nhau

Ngoài text thì ảnh, video, âm thanh, slide hay tải file cũng là các media khác nhau để diễn đạt nội dung. Ảnh, video, slide tự làm mà xấu thì nó cũng Unique. Âm thanh hay file cũng vậy, của mình tạo ra là Unique hết.

Nói thật là, trong một vài trường hợp bài viết chưa lên TOP mà đếm thấy Media của mình ít hơn đối thủ là cũng đắp vào hết 😆 tầm này chỉ quan tâm lên TOP đã rồi người dùng tính sau.

Nhiều Media khác nhau nó được một cái hay là nếu có Media nào thừa thì người dùng sẽ lướt qua. Có video mà không xem thì vẫn đọc text, có âm thanh mà không thích nghe thì cũng không bấm vào, có file mà không tải thì tải. Nhưng nếu là text thừa kiểu rườm rà thì có khi thoát trang luôn.

IV. Đếm thông tin khi Research

Khi đưa từ khóa lên Google Search Box sẽ có 2 giai đoạn như thế này:

Một là, khi chứa gõ Enter thì sẽ có Google Suggestion. Đây là những từ khóa được tìm kiếm gần đây, hoặc những gợi ý từ khóa từ chính lịch sử truy vấn của người dùng

Hai là, khi đã gõ Enter và thực hiện tìm kiếm. Phía cuối trang kết quả trả về là Google Related. Đây là những truy vấn được người dùng thực hiện trước hoặc sau khi thực hiện truy vấn hiện tại

Không nói máy móc rằng đưa 2 phần này vào dàn ý bài viết. Vừa đếm nội dung của đối thủ lại còn cộng thêm từ khóa gợi ý từ Google nữa thì khả năng bài viết bị Over thông tin. Chìa khóa ở đây là linh hoạt, cái gì bổ sung vào bài viết được mà khiến cho bài viết trở nên mạch lạc và trọn vẹn hơn thì bổ sung. Còn không thì lấy nó làm gợi ý để internal link đến những bài khác.

Cuối cùng,

Khi mà viết xong bài này tôi cũng ngồi tự đếm lại thông tin bài viết xem nó thế nào, thì nó lại chính là cái dàn ý mà tôi lên trước khi viết bài. Chụp luôn thay lời tóm tắt 😆 Rõ ràng là SEOer có thể không giỏi viết bài nhưng phải giỏi lên dàn ý!

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments