Thực tế có một số lĩnh vực thì tài liệu nước ngoài chính xác hơn tài liệu tiếng Việt. Vì vậy, chuyển nội dung từ tiếng Anh sang tiếng Việt là chuyện bình thường. Điều này hữu ích cho người dùng và Google cũng cần những bài viết như vậy để thu thập thêm dữ liệu
Cách này tệ nhất. Thực tế bộ máy của Google có khả năng tự dịch một nội dung sang nhiều ngôn ngữ khác nhau rồi. Nên mình chỉ đang dịch thủ công còn thực ra cỗ máy Google cũng tự dịch trước khi mình làm điều đó rồi.
Cách này không tốt, vì cái sản phẩm của Google Translate không hữu ích cho cả người dùng và Google nên không phải bàn sâu
Nói nôm na là một người biết 2 kỹ năng: Một là tiếng anh, Hai là biên tập nội dung. Người này sẽ làm công việc viết lại từng câu cho trôi chảy. Tuy nhiên, ở cách 2 này chỉ dừng ở việc viết lại câu thôi.
Ví dụ:
Ở cách 2 này, chưa đến mức: “xào nấu nội dung hay thêm mắm thêm muối”. Writer mới chỉ đảm bảo được việc nội dung gốc được giữ nguyên vẹn và chuyển đổi nó sang tiếng Việt. Còn thêm mắm muối thì ở cách tiếp theo.
So với cách 2 thì cách này mất thời gian hơn. Trình độ của writer cũng cao hơn, khả năng sáng tạo, diễn đạt tốt hơn. Nếu so sánh với nâu ăn, thì nó giống như bạn trình bày món ăn trên một dụng cụ khác vậy. Bản gốc để thức ăn ở bát thì bây giờ mình cho ra đĩa. Kiểu thế. Nhìn đẹp mắt hơn, thích thú hơn, tâm lý ăn sướng hơn nhưng thực ra so với cách thứ 2 thì đồ ăn nó vẫn thế.
Một chức năng ít được để ý nhưng rất hay đó là cái bảng (table). Bảng giúp cho việc trình bày nội dung cô đọng lại và trực quan hơn. Ở khía cạnh người dùng, người ta có muốn chụp ảnh màn hình nó cũng dễ.
Ví dụ: Các danh hiệu vô địch Grand Slam của Roger Federer:
Khi chuyển thành cái bảng sẽ gồm 4 cột như sau: Giải đấu – Số lần VĐ – Các năm. Value trong nội dung bản chất vẫn thế, nhưng mình đưa một cách tiếp cận khác đi cho người dùng. Thực tế là chỉ cần làm tốt những điều trong cách (3) này là đã có lợi thế lớn trong cạnh tranh trên SE rồi
Cách này dành cho các writer chuyên nghiệp. Nó chẳng khác gì viết mới cả vì giá trị cao nhất trong nội dung ở đây là sáng tạo. Khác với cách (3) là trình bày lại đồ ăn thì ở cách (4) này là chế biến đồ ăn khác đi từ các nguyên liệu gốc có sẵn.
Phương pháp chế biến ở đây chính là concept của bài viết. Bài gốc mang tính hàn lâm thì mình viết lại kiểu hỏi đáp (phỏng vấn). Bài viết dạng list thì mình viết lại kiểu kể chuyện.
Hoặc thay đổi hẳn góc nhìn của sự việc. Bài gốc “Phương pháp học tiếng anh cho trẻ mầm non” được viết dưới góc nhìn của giáo viên, tính chất kiểu: độ tuổi mầm non là độ tuổi tốt nhất để trẻ bắt đầu học tiếng anh. Khi viết lại “Tiếng anh cho trẻ mầm non” dưới góc nhìn của phụ huynh thì tính chất bài viết lại kiểu: tiếng Anh là xu hướng, cho con đi học đi cho bằng bạn bằng bè. Thay đổi góc nhìn, đối tượng đọc sẽ thành một nội dung mới được xoay quanh nội dung gốc.
Nhưng mà, rõ ràng nhược điểm của cách (4) là không giải quyết được bài toán về hiệu suất! Chất lượng và hiệu suất nó cứ tỷ lệ nghịch với nhau như vậy đó.
Tóm lại,
– Cách 1: Không nên
– Từ cách 2 đến cách 4: Chất lượng tăng dần nhưng hiệu suất giảm dần. Tùy từng trạng thái của team, số lượng nhân sự, khối lượng công việc và ngân sách để chọn phương án nào tối ưu nhất.
À mà làm cách nào thì trong bài viết cũng cần có link nhé. Bao gồm Internal link và External link. Đây là giá trị cộng thêm trong bài viết. Nó thực sự quan trọng ảnh hưởng đến SEO.