Search Intent được định nghĩa là “mục đích tìm kiếm” của người dùng. Vậy nếu định nghĩa tiếp “mục đích tìm kiếm” là gì thì sẽ là một danh sách liệt kê các mục đích khi người dùng sử dụng Google. Ở bài viết này tôi tạm chia mục đích tìm kiếm thành 3 loại khác nhau:
Đây là mục đích nguyên thủy của người dùng Google. Nó cũng là mục đích nguyên thủy của các Founder tạo ra Google. Khi các dữ liệu chưa được số hóa thì người ta tìm thông tin từ sách vở và các nguồn Offline. Khi các kiến thức được số hóa thì Google là công cụ lưu trữ các tài liệu đó và giúp cho người dùng dễ dàng tìm kiếm hơn.
Ví dụ như này:
Kể từ đó ai cũng có thể tìm hiểu “tại sao máy bay bay được” trên Google.
Những nội dung về thông tin thì cần đảm bảo tính chính xác, đặc biệt đối với nhóm ngành YMYL. Với những chủ đề mà Google có quá nhiều dữ liệu như “tại sao máy bay bay được” thì khi một nội dung mới được xuất bản, AI Google hoàn toàn có thể đánh giá được tín đúng sai. Những nội dung mà AI Google đánh giá được đúng sai thường sẽ thiên về: Khoa học, địa lý và tự nhiên. Thậm chí một số nhóm ngành khác như Phong Thủy, có quá nhiều dữ liệu rồi thì AI hoàn toàn có thể đánh giá được tính đúng sai.
Các bài viết chủ đề dạng này có thể vẫn áp dụng được những check list chuẩn SEO cơ bản như: vị trí của từ khóa, tối ưu ảnh, Heading, bôi đậm in nghiêng các thứ các thứ. Hay nói cách khác, sử dụng check list xanh đỏ của công cụ Rankmath hay Yoast SEO vẫn còn ý nghĩa. Bài viết nên dài bao nhiêu chữ cũng cần bàn đến. Nói chung là vì Intent nguyên thủy nên checklist cho bài viết nó cũng nguyên thủy luôn.
Sau giai đoạn đầu Google mới thành lập, từ một công cụ để người dùng tìm thông tin thì Google đã biến thành một nơi để người dùng tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ. Từ ý định tìm kiếm thông tin để ĐỌC đã chuyển đổi thành tìm sản phẩm/dịch vụ tốt để MUA.
Nếu chỉ là ĐỌC thông tin như tại sao máy bay bay được, thông tin có sai tý thì cũng chẳng chết ai. Nhưng các nội dung về sản phẩm/dịch vụ mà sau khi ĐỌC thông tin xong để tiếp theo là hành vi MUA BÁN thì Google quan tâm nhiều hơn đến tính tin cậy của các thương hiệu xuất hiện trên trang 1.
Để dễ hình dung, khi nói về “m(u)a i.Phone 13 ở đâu” thì trong đầu mỗi người đều có một list các nhà bán lẻ. Nếu không quan tâm đến quà tặng, giá và các chương trình hậu mãi thì rõ ràng m.u.a i.Phone 13 ở đâu chẳng được, vì đều cùng từ Apple sản xuất mà!
Vậy nên khi search i.Phone 13 thì kết quả trả về là những thương hiệu bán lẻ mà Google cho rằng uy tín. Danh sách này có thể không giống danh sách trong đầu chúng ta tưởng tượng ra, nhưng nó là kết quả được sắp xếp theo dữ liệu của Google.
Vậy content dạng này thì thế nào? Nếu là nhà phân phối sản phẩm thì rõ ràng chẳng ai bịa được ra thông số kỹ thuật của sản phẩm cả, từ điện thoại, máy lọc nước, laptop..v.v. thông tin đều đến từ nhà sản xuất. Nếu có viết được reviews về từng sản phẩm chi tiết thì càng tốt, đối thủ không có mà mình có là một lợi thế rồi. Đối thủ reviews cóp nhặt mà mình reviews thật, ảnh thật, video thật thì quá tốt luôn. Trường hợp này các yếu tố chuẩn SEO ở (1) và các check xanh đỏ không được đề cao nhất.
Tuy nhiên, về lâu dài thì content không phải yếu tố quan trọng nhất mà quan trọng nhất là uy tín của thương hiệu. Bạn hình dung khi bạn search sản phẩm/dịch vụ thì kết quả trả về không phải danh sách các bài viết chuẩn SEO mà nó là danh sách các thương hiệu đáng tin cậy cho người dùng lựa chọn (theo Google).
Bao gồm: tin tức (các sự kiện trending), kết quả bóng đá, kết quả xổ số…các nội dung mang tính cập nhật realtime. Search kết quả bóng đá phải ra kết quả của trận bóng vừa mới diễn ra hoặc đang diễn ra. 18:30 search xsmb thì phải ra kết quả của ngày hôm nay chứ không phải kết quả của ngày hôm qua.
Cái tiên quyết phải có cho content dạng này là cập nhật nhanh chứ còn mấy cái như độ dài bài viết, chuẩn SEO, xanh đỏ chẳng quan trọng. Lưu lượng tìm kiếm của các truy vấn này thường phân bố không đều trong ngày, hoặc trending đối với news thì nó cũng chỉ trends trong vài ngày đến một tuần. Cứ sự kiện mới diễn ra thì nội dung mới phải cập nhật. Còn có nội dung mới bằng tool hay bằng cơm thì chuyện khác nạ.
À mà tôi không làm xổ số nên không có gì nói thêm.
Tóm lại, search intent nó có 3 loại như thế. Tùy từng nơi, từng team mà mọi người có thể đặt cho nó các tên gọi khác nhau như: từ khóa bán hàng, action keywords, từ khóa information, bài viết liên quan .v..v nhưng dù có phân loại nó là gì, đặt tên nó như thế nào thì nó đều phục vụ các search intent như bên trên.
Khi SEO tổng thể thì danh sách từ khóa sẽ bao gồm nhiều search intent khác nhau. Hiểu search intent để phân loại và có chiến lược SEO phù hợp cho từng nhóm từ khóa. Và cuối cùng trong lúc đang ốm sml vì t.i.ê.m v.a.c.c.i.n.e thì anh Toản có nhắn mọi người là: muốn giỏi SEO cứ phải giỏi Search trước đã 😆