Không có tài liệu nào của Google có câu trả lời cho câu hỏi này. Tất cả những gì mà chúng ta nghe nói về nó đều đến từ các nghiên cứu, thống kê của các tổ chức làm SEO. Và cũng tùy vào ngành nghề khác nhau nên không thể có một mẫu số chung nào cho tỷ lệ phần trăm mật độ từ khóa trong bài viết là bao nhiêu.

Bài viết này cũng vậy, nó là nhận định chủ quan

I. CÁC VỊ TRÍ BẮT BUỘC CẦN XUẤT HIỆN TỪ KHÓA

Có một công cụ gọi là Tìm kiếm nâng cao Google. Không biết anhem dùng nó nhiều chưa và dùng nó cho công việc như thế nào. Nhưng mà một bài học vỡ lòng tôi học được lúc Newbie đó là: Muốn giỏi SEO thì trước hết phải giỏi SEARCH.

Thật vậy, công cụ tìm kiếm nâng cao là công cụ Google dành cho User chứ không phải công cụ Google dành cho SEOer

Thực tế, các truy vấn nâng cao rất ít. Với các website đến cả triệu traffic một tháng thì truy vấn nâng cao cũng rất ít, rất ít như không có vậy. Kể cả với ngôn ngữ tiếng anh cũng vậy, truy vấn nâng cao gần như không có. Có vẻ người dùng không thích sự phức tạp, nghĩ gì thì search nấy, không có thêm hàm vào truy vấn làm gì cả.

Tuy nhiên, công cụ này vẫn tồn tại. Vậy mình sẽ phân tích một số chức năng của công cụ này. Chỉ một số thôi không phải toàn bộ, cái gì nó liên quan đến từ khóa thì mình nhắc đến thôi. Còn tổng thể sử dụng công cụ thì mọi người vào support Google mà đọc nhé.

Một số filter liên quan đến từ khóa mà người là SEO cần phải quan tâm

1. Từ khóa xuất hiện trong tiêu đề

Câu lệnh: intitle:từ khóa (có thể có dấu ngoặc kép hoặc không)

Từ khóa xuất hiện trong tiêu đề. Rất cơ bản, chính xác là thế, SEO từ gì thì từ đó cần xuất hiện trong tiêu đề.

Một số người đã phản biện rằng có những trường hợp từ khóa không xuất hiện trong tiêu đề nhưng bài viết vẫn lên TOP. Tôi cũng gặp rồi, nó thường là 1 trong 2 trường hợp sau:

Vì vậy, anh em giật title thế nào thì giật title nhưng mà cái tiêu đề thì cứ phải có từ khóa nhé.

2. Từ khóa xuất hiện trong URL

Câu lệnh: inurl:tu-khoa

Cái này nghe có vẻ hiếm hoi và chả người dùng nào nhớ câu lệnh mà search cả. Nhưng mà tôi thì lại hay search kiểu này phết.

Gần đây tôi tìm mua một cái mũ lưỡi trai, đầu tôi hơi to nên tôi search là: mũ lưỡi trai cho người đầu to. Và kết quả trả về chỉ là mấy cái danh mục mũ lưỡi trai, vài ba bài viết hướng dẫn chọn mũ lưỡi trai thôi. Còn tôi vẫn không tìm được cái mũ lưỡi trai nào cho người đầu to nào cả.

Thế là tôi search: inurl:mu-luoi-trai-dau-to. Vẫn không ra, không tìm thấy kết quả nào ưng ý. Thế là tôi đ’ thèm mua mũ của thằng nào nữa, toàn giỏi SEO mà không giỏi nghiên cứu từ khóa.

Thực tế, giống như trường hợp (1) trong phần 1. Các truy vấn quá ít người tìm thì thường bị SEOer bỏ qua. Còn tôi thì truy vấn có volume thấp nhưng có chiều sâu thì tôi không bỏ qua. Giả sử như tôi SEO mũ lưỡi trai thì tôi sẽ không bỏ sót từ: mũ lưỡi trai cho người đầu to. Kiểu gì cũng phải có bài: mu-luoi-trai-cho-nguoi-dau-to

Lúc này, truy vấn thấp, tiêu đề có từ khóa, có khi lên TOP luôn.

3. Từ khóa xuất hiện trong Meta Description

Cái này là cái mất kiểm soát nhất vì Google không phải lúc nào cũng lôi cả đoạn description mình viết lên SERP. Nó cứ lấy lung tung ngẫu nhiên một đoạn nào đó trong bài viết rồi lôi lên.

Tuy nhiên, anhem đừng bỏ trống trường thông tin này. Cứ viết description có từ khóa và đảm bảo độ dài. Nó hữu ích với các SE khác ngoài Google. Có thể SE khác vẫn đọc nội dung trong Meta Description. Anhem nào làm Global chắc biết Bing. Bing hình như còn đọc cả Meta Keyword trong khi Google bỏ đọc thông tin này lâu rồi.

4. Từ khóa xuất hiện trong bài viết

Các này, nếu viết tự nhiên, kiểu gì cũng sẽ có từ khóa xuất hiện trong bài viết. Anhem chỉ quan tâm là nó xuất hiện bao nhiêu lần thôi đúng không.

Trong công cụ tìm kiếm nâng cao, câu lệnh từ khóa xuất hiện trong bài viết là: intext:từ khóa. Tức là order một bài viết tự nhiên, từ khóa xuất hiện ít nhất 1 lần là coi như đảm bảo được xuất hiện trong lớp filter này rồi.

Nhưng, lại là xuất hiện bao nhiêu lần đúng không?

Ở phần 3 tôi có nói Google hay nhấc một đoạn nội dung lung tung lên làm Meta Description. Nhưng anhem để ý, một đoạn description lung tung luôn chứa từ khóa trong đó. Và Meta Description lung tung thường đến từ “từ khóa phụ”. Tức là truy vấn có chứa tiền tố hoặc hậu tố hoặc giữa tố với từ khóa chính. Google Bot sẽ nhặt cái câu văn nào chứa từ khóa trong bài và nhấc lên.

Vậy thì, mình chơi đúng luật thôi. Không kiểm soát được cái gì Google hiển thị thì mình sẽ kiểm soát tất cả những gì Google có thể nhấc lên.

Tất cả các câu văn chứa từ khóa phụ anhem viết chỉn chu cho tôi, đừng viết một câu chứa từ khóa theo cách phức tạp và nhiều dấu phẩy. Hãy để câu đó đơn giản, viết nó hay. Căn chỉnh độ dài cả, câu áng chứng hơn 150 ký tự. Vì khi người người dùng truy vấn, chính nó sẽ là câu văn được Google nhấc lên làm description.

Đó là 4 vị trí nằm trong filter của Google Advanced Search. Các vị trí này cần được đảm sự có mặt của từ khóa

II. CÁC VỊ TRÍ KHÔNG BẮT BUỘC NHƯNG QUAN TRỌNG

Chắc ai cũng sử dụng một plugin SEO check xanh đỏ đối với website wordpress. Bài này tôi sẽ không phân tích từng checklist một của công cụ xanh-đỏ, vì nó quá nhiều. Chỉ có 2 vị trí mà công cụ xanh-đỏ thông báo cần phải xuất hiện từ khóa làm tôi quan tâm:

1. Từ khóa xuất hiện trong đoạn văn đầu tiên (first paragraph)

Hay mình gọi nó là mở bài đi. Thực sự thì tôi cũng không biết tại sao từ khóa xuất hiện trong đoạn văn đầu tiên lại được công cụ này đánh giá cao. Nó đến từ nghiên cứu nào, thông kế bao nhiêu bài lên TOP để ra kết luận này, hay Google bảo nó thế. Cái này không làm sao mà biết được.

Thế thì bằng cảm tính, khi mà không chứng minh được vấn đề theo chiều xuôi, thì mình chứng minh nó theo chiều ngược ở hướng phủ định.

Tôi thử viết mở bài mà không có từ khóa. Nó sẽ làm một đoạn văn lan man, vì nó không nói thẳng vào vấn đề (vì vấn đề chắc chắn chừa: từ khóa). Mà mở bài lan man thì rất khó giữ chân người dùng. Một mở bài tốt sẽ phải là mở bài tóm tắt được đại ý bài viết, nêu bật vấn đề và quan trọng nhất là đừng làm người dùng bỏ đi, để người ta còn đọc tiếp phần thân bài.

Vậy nên là, mở bài – đoạn văn đầu tiên tôi yêu cầu writer cho xuất hiện từ khóa. Để đảm bảo tính trọng tâm của cả đoạn văn, chứ không phải vì kết luận: từ khóa xuất hiện trong đoạn văn đầu tiên là “chuẩn SEO”

2. Từ khóa xuất hiện trong đoạn văn cuối cùng

Hay mình gọi là kết bài đi.

Vai trò của kết bài là kêu gọi người dùng thực hiện hành vi tiếp theo sau khi đọc xong bài, có thể: đọc tiếp bài khác, điền form, gọi điện..hoặc gì đó. Một kết bài tốt là một kết bài phát sinh ra hành vi tiếp nữa.

Cũng giống như mở bài, kết bài mà không có từ khóa thì kết bài đó là một kết bài không hay. Không có từ khóa trong đoạn này, Call to Action nó không có sức nặng, hời hợt và nghiệp dư.

Tôi vẫn phải yêu cầu writer đưa được từ khóa vào kết bài vì lý do văn vở như trên. Chứ các em ý hỏi thì cũng không giải thích là làm như thế cho chuẩn SEO

III. Các vị trí khác

Heading, B/U/I, Bullet, Quote. Nhất là Heading, nhiều người bảo Heading phải có từ khóa phụ với biến thể. Nó đúng khi mà Heading chứa từ khóa đó nó phải thể hiện được là tên một cái mục lục trong bài viết.

Anhem cứ tưởng tượng bài viết của mình là một cuốn sách thì Heading 1 là tiêu đề, là tên của cuốn sách. Các Heading 2 – 6 nó là các mục lục của quyển sách. Trong mục lục chưa chắc nó cần chứa tiêu đề của cuốn sách.

Vì vậy, một bài viết sử dụng đúng chức năng của bộ soạn thảo: Heading, B/U/I, Bullet, Quote là một bài viết được biên tập tốt. Ai từng ra quán photocopy để in đồ án tốt nghiệp thì đã được chứng kiến cách các chị nhân viên biên tập lại đồ án của mình. Họ sử dụng Word rất master.

Vậy nên yêu cầu trong phần sử dụng bộ soạn thảo là dùng đúng chức năng, không phải là cố gắng xuất hiện từ khóa
Còn về ảnh: Alt, tiêu đề, chú thích, mô tả ảnh. Mức độ quan trọng giảm dần. Ngành nào cần SEO ảnh thì quan tâm, lấp đầy các trường thông tin này. Mỗi trường thông tin nó đều có một ý nghĩa riêng, hiểu đúng ý nghĩa của nó và điền đúng thông tin vào đó.

Cuối cùng, tóm lại:

Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments